Metro số 1 gỡ nút thắt cuối cùng phía nhà thầu Nhật
Đội tuyển Việt Nam đã trải qua hơn 90 phút trên sân Rajamangala với rất nhiều áp lực, đặc biệt đến từ hàng chục ngàn CĐV của đội chủ nhà. Tuy nhiên, bằng lợi thế đã tạo ra ở trận chung kết lượt đi, bằng chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik và bằng bản lĩnh của các cầu thủ và niềm tin của người hâm mộ ở quê nhà, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc qua 2 lượt trận với tổng tỷ số 5-3 qua đó lần thứ 3 nâng cao chiếc cúp vô địch AFF Cup.Xuân Son chấn thương nghiêm trọng, Việt Nam dẫn trước rồi lại bị dẫn ngược 2-1 nhưng cuối cùng bằng bản lĩnh và tinh thần không bỏ cuộc, các chiến binh sao vàng vẫn đưa thành công cúp vô địch thứ ba về cho đất nước. Hành trình ở AFF Cup năm nay của đội tuyển Việt Nam là sự kết hợp giữa những gương mặt cũ đã từng lên ngôi ở giải đấ này năm 2018 cùng những gương mặt trẻ mới toanh, trong đó đặc biệt là Nguyễn Xuân Son - tiền đạo nhập tịch khiến cả Đông Nam Á phát "sốt". Dù chỉ tham gia từ giai đoạn sau của giải, Xuân Son ghi bàn tằng tằng và xuất sắc giật luôn danh hiệu "Vua phá lưới" của giải. Như cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn đã nhận định với Báo Thanh Niên, Xuân Son không chỉ có khả năng ghi bàn mà còn có khả năng thu hút "vệ tinh", tạo động lực để đồng đội cùng thi đấu hết sức mình. Hành trình này khép lại với Xuân Son không thực sự hoàn hảo khi anh dính chấn thương nặng, đó có lẽ là điều đáng tiếc nhất.Xuân Son tỏa sáng rực rỡ nhưng cũng không thể không nhắc đến những cá nhân khác, từ thủ thành Nguyễn Filip, Đình Triệu đến hàng phòng ngự như Duy Mạnh, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Tiến Dũng, Thành Chung, Thanh Bình, Tiến Anh, Tấn Tài, Văn Vĩ đến hàng tiền vệ như Hoàng Đức, Văn Khang, Hai Long, Quang Hải, Thành Long, Ngọc Tân, Ngọc Quang, Văn Toàn, hay hàng công như Vĩ Hào, Tuấn Hải, Tiến Linh, Thanh Bình,... đặc biệt là HLV Kim Sang-sik cùng các thành viên ban huấn luyện đã cùng tạo ra một đội tuyển gắn kết, ăn ý và giàu sức chiến đấu. Cũng không thể không nhắc đến hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã luôn dõi theo, cổ vũ và đặt niềm tin tuyệt đối vào đội tuyển. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chuyển đổi số tạo hệ sinh thái cho giới trẻ miền Trung khởi nghiệp
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.
'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 19: Giang sẽ tìm cách hại Duyên?
Lễ trao giải Oscar lần thứ 97 vừa khép lại hôm 3.3 (giờ Việt Nam) bằng chiến thắng vang dội của Anora ở 5 hạng mục quan trọng, bao gồm giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất dành cho Mikey Madison. Thành tích của ngôi sao sinh năm 1999 được xem là một bất ngờ không nhỏ ở đêm trao giải. Bởi lẽ, dù cô vốn được nhắc đến là ứng viên mạnh của đường đua năm nay song minh tinh kỳ cựu Demi Moore được đánh giá nhỉnh hơn. Trước khi lễ trao giải điện ảnh lớn nhất năm diễn ra, nhiều cây viết trong ngành hay các trang tin tức uy tín như Variety, The Hollywood Reporter, New York Post… nghiêng về dự đoán Demi Moore (phim The Substance) sẽ giành chiến thắng.
Những ngày qua, thông tin cầu Ba Son khoác lên mình diện mạo mới dịp năm mới 2025 với hệ thống đèn chiếu sáng mỹ thuật hiện đại, tạo nên một điểm nhấn rực rỡ bên dòng sông Sài Gòn được nhiều người dân và du khách quan tâm.Dịp cuối năm, cầu Ba Son trở nên rực rỡ, liên tục đổi màu về đêm bên sông Sài Gòn đã trở thành điểm check-in gây sốt với nhiều người dân TP.HCM. Đặc biệt vào đêm nay 31.12, trong dòng người đông nghẹt đổ về trung tâm TP.HCM, trong đó có Phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1), nhiều người đã dành thời gian ngắm diện mạo mới của cầu Ba Son cũng như chụp ảnh.Cùng 6 người bạn học chung lớp ở Trường Đại học Sài Gòn vào trung tâm TP.HCM vui chơi ngày cuối cùng của năm 2024, anh Huỳnh Công Bình (18 tuổi) cho biết vô cùng ấn tượng khi cầu Ba Son rực rỡ về đêm, liên tục chuyển màu.Không chỉ anh Bình mà những người bạn đi cùng cũng hào hứng chụp lại những khoảnh khắc đẹp cùng với chiếc cầu này. Anh Bình cho biết những ngày trước có vô tình đi qua thấy cầu đã sáng đèn, tuy nhiên không có thời gian để chụp ảnh."Hôm nay là ngày cuối năm, tụi mình ở khắp các quận TP.HCM nhưng vào trung tâm chơi. Trong lúc chờ đếm ngược thì chụp ảnh với cầu Ba Son. Mấy ngày nay cầu này cũng đang hot, là điểm chụp ảnh thú vị. Lát nữa tụi mình sẽ vào Phố đi bộ Nguyễn Huệ để hòa vào không khí countdown", anh Bình chia sẻ thêm.Trong khi đó, bà Huệ (57 tuổi) đi với chồng từ Q.Bình Thạnh vào trung tâm TP.HCM dạo mát cuối năm cũng hào hứng với sự "chuyển màu" liên tục của cầu Ba Son. Bà cho biết những ngày nay chỉ nghe nói, nhưng hôm nay mới tận mắt nhìn thấy cầu thay "áo mới"."Tôi nhờ ông xã chụp với cái cầu, canh hết màu cho đủ bộ mới chịu. Năm nay tôi không ở lại coi pháo hoa mà về sớm, khuya quá cũng không ở lại nổi. Chúc mọi người năm mới nhiều may mắn và hạnh phúc", người phụ nữ chia sẻ.Theo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa đón năm mới 2025 do UBND TP.HCM vừa ban hành, đêm nay sẽ có 3 điểm bắn pháo hoa, gồm 1 điểm tầm cao và 2 điểm tầm thấp.Cụ thể, điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức) với 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp và 10 giàn pháo hoa hỏa thuật. 2 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (P.3, Q.11) và khu đô thị Vạn Phúc (P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức) với 90 giàn pháo hoa tầm thấp.Ngoài màn bắn pháo hoa, tối nay cũng có 2 nhạc hội quy mô lớn được tổ chức cạnh sông Sài Gòn gồm sự kiện countdown (đếm ngược) trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) và công viên bờ sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức, đoạn gần cầu Ba Son).
Những tấm lòng vàng 3.11.2022
Hoàng Trung Thông (20 tuổi, ngụ thôn 3, xã Quảng Nhân, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) - tân binh sẽ lên đường nhập ngũ vài ngày tới. Thông có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (ở với ông bà ngoại đã hết tuổi lao động, già yếu), nhưng chàng trai này dứt khoát tình nguyện nhập ngũ để góp sức mình bảo vệ Tổ quốc. Thông sinh ra không có bố (mẹ đơn thân), lên 2 tuổi thì mồ côi mẹ, kể từ đó em được ông bà ngoại nuôi dưỡng, chăm sóc trong ngôi nhà cấp bốn tạm bợ, mái lợp lá kè ở thôn 3 (xã Quảng Nhân).Trong đợt tuyển quân 2025, Thông đã tình nguyện viết đơn xin thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã trúng tuyển, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên địa phương noi theo.Vừa tốt nghiệp ngành sửa chữa ô tô với tấm bằng loại khá, Thông từng mong học xong nghề để đi làm có tiền nuôi dưỡng ông bà ngoại nay đã 75 tuổi. Nhưng trước tết Nguyên đán, Thông nghĩ bản thân cần chín chắn, trưởng thành hơn nên quyết định làm đơn tình nguyện đi bộ đội, và quyết định của Thông đã được ông bà vui vẻ đồng ý. "Em cũng mong mỏi một điều nữa là khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bản thân cũng đã được rèn luyện ngoài xã hội và cả trong môi trường quân đội thì có thể tự tin đứng trước bàn thờ mẹ nói "con đã trưởng thành và có ích cho xã hội". Em tin điều đó cũng là mong muốn lớn nhất của mẹ em nếu mẹ còn trên đời", Thông chia sẻ.Tinh thần tình nguyện của Hoàng Trung Thông phần nào được truyền từ ông bà ngoại, những người từng có nhiều năm tháng là thanh niên xung phong phục vụ kháng chiến chống Mỹ.Ông Phan Văn Phúc (ông ngoại Hoàng Trung Thông) dù nay đã 75 tuổi nhưng khi nói chuyện giọng ông vẫn còn "hăng hái" như thời mười tám đôi mươi. Ông Phúc chỉ mong mỏi một điều duy nhất là em Hoàng Trung Thông trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định, nuôi được bản thân."Vợ chồng tôi rồi sẽ già đi, không ở mãi với cháu nó được. Mong mỏi duy nhất là Thông tự lập, trưởng thành, có cuộc sống bình thường như bao người khác. Vợ chồng tôi dù đã già nhưng vẫn đủ sức chăm sóc nhau, chỉ mong muốn rằng cháu nó hoàn thành nghĩa vụ, cứng cáp hơn để lập nghiệp tự nuôi sống bản thân", ông Phúc chia sẻ.Ông Lê Văn Minh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Quảng Nhân, cho biết Hoàng Trung Thông là tân binh có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng Thông rất có ý thức, trách nhiệm với Tổ quốc."Thông đã xung phong thực hiện nghĩa vụ quân sự và chỉ còn vài ngày nữa sẽ lên đường nhập ngũ. Đây là tấm gương cho các thanh thiếu niên trên địa bàn noi theo về trách nhiệm của mình với Tổ quốc", ông Minh nói.

Hương vị quê hương: Về Phú Yên thưởng thức mắt cá ngừ đại dương
Bất động sản đã 'vượt đáy'?
AFP ngày 25.1 đưa tin bệnh lạ xảy ra tại vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý đã khiến 17 người thiệt mạng, gồm 13 trẻ em, từ cuối năm ngoái. Các trường hợp tử vong xảy ra tại ngôi làng Badhaal ở khu vực Rajouri ở Jammu và Kashmir từ đầu tháng 12.2024.Ông Amarjeet Singh Bhatia, lãnh đạo một trường y của chính phủ tại Rajouri cho biết toàn bộ nạn nhân đều bị tổn thương não và hệ thống thần kinh. Những triệu chứng khác được ghi nhận gồm sốt, đau mình, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mất ý thức, tử vong sau vài ngày nhập viện. Các bệnh nhân tử vong từ ngày 7.12.2024 đến ngày 19.1.Truyền thông địa phương đưa tin ngôi làng đã bị phong tỏa trong tuần này và khoảng 230 người bị cách ly. Kỳ nghỉ đông của học sinh, sinh viên cũng đã bị hủy để đối phó với tình trạng báo động y tế này. Các hoạt động tụ tập công cộng lẫn riêng tư đều đã bị cấm.Các nạn nhân là thành viên của 3 gia đình họ hàng. Bốn dân làng và người thân của các gia đình trên đang được điều trị tại bệnh viện nhưng trong tình trạng nguy kịch.Chính quyền liên bang Ấn Độ đã mở cuộc điều tra đối với căn bệnh lạ bí ẩn này. Bộ trưởng Y tế Jitendra Singh bác bỏ nguyên nhân gây bệnh do mầm bệnh truyền nhiễm và nói rằng kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các trường hợp tử vong không phải do nhiễm trùng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà có thể là trúng độc."Có một danh sách dài các chất độc đang được kiểm tra. Tôi tin sẽ sớm tìm ra lời giải cũng như các hành động xấu nếu có", Bộ trưởng Jitendra Singh nói. Theo tờ India Today, hơn 200 mẫu thực phẩm đã được đưa đi kiểm tra. Trong tuần, nhà chức trách địa phương cũng cấm dùng nước từ một con suối sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước dương tính với thuốc trừ sâu.Trong một vụ việc khác, nhà chức trách thành phố Pune miền tây Ấn Độ ghi nhận ít nhất 73 trường hợp, gồm 26 phụ nữ, mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Các bệnh nhân bị mắc Hội chứng Guillain-Barre. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khi bị mắc hội chứng này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên.Hội chứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, mất cảm giác chân tay và khó nuốt, khó thở. Trong số các bệnh nhân có 14 người đang được cho thở máy.
Đi về miền Dao: Người Dao lên đèn
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
mitoom
Ngày 8.1, tại hội nghị giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành công nghệ sản xuất và chế biến rau quả và hoa (HortEx Vietnam 2025) - sự kiện thường niên lần thứ 7, dự kiến diễn ra từ ngày 12 đến 14.3 tại TP.HCM - ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), nhận định: Với kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 đạt 7,2 tỉ USD, Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn của khu vực. Dự kiến trong năm 2025, rau quả xuất khẩu sẽ đạt 8 tỉ USD và sớm trở thành ngành hàng xuất khẩu 10 tỉ USD trước năm 2030.Trong lĩnh vực rau quả, ngoại trừ thanh long thì các mặt hàng khác như: chuối, mít, xoài, nhãn, dừa, bưởi… đều tăng trưởng mạnh từ 20 - 45% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, mặt hàng chủ lực sầu riêng đạt kỷ lục 3,2 tỉ USD, tương đương 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành rau quả. Đối với lĩnh vực hoa xuất khẩu tuy giá trị mới đạt 80 triệu USD nhưng tăng trưởng đến 15% so với cùng kỳ năm 2023.Ông Hồ Anh Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt (DFA), bổ sung: Xuất khẩu hoa tuy chưa mang lại giá trị kim ngạch lớn nhưng xét theo đơn vị diện tích thì đây là ngành mang lại lợi ích kinh tế rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân, 1ha hoa mang về doanh thu đến 3,7 tỉ đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu còn ít là do diện tích trồng hoa của chúng ta còn nhỏ. Trong thời gian qua, mỗi năm hiệp hội tổ chức các chuyến đi thực tế, học tập kinh nghiệm, tham khảo thị trường ở các nước châu Âu để phát triển ngành trồng hoa của địa phương. Ngoài nguồn thu trực tiếp từ xuất khẩu, người trồng hoa ở Đà Lạt còn góp phần tăng doanh thu cho nhiều lĩnh vực khác mà sự kiện festival hoa Đà Lạt vừa qua là một ví dụ.Theo các chuyên gia, để rau quả và hoa sớm trở thành ngành hàng 10 tỉ USD thì từ khâu sản xuất đến chế biến cần tích cực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hướng hiện đại, bền vững và hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn. Bên cạnh đó cũng cần gắn sản xuất với việc thu hái, bảo quản sau thu hoạch và chế biến sâu để hạn chế tình trạng giá cả biến động bất thường theo thị trường.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư